Máy tính cho designer là dòng máy có tiêu chuẩn cao nhất để đáp ứng yêu cầu công việc thiết kế đồ họa. Trong đó, tiêu chuẩn về RAM là một trong những điểm mà mọi nhà thiết kế đều phải hiểu rõ để trang bị cho mình một chiếc máy phù hợp nhất với công việc. Cùng chúng tôi tham khảo bài viết về RAM và cách chọn RAM phù hợp với các dòng máy tính làm đồ họa nhé!
RAM là gì?
RAM – Trạm data của máy tính
Nghe đi nghe lại nhiều lần khi bàn luận về các mẫu máy tính làm đồ nhưng các designer có thực sự hiểu rõ RAM là gì? Để giúp bạn nắm vững hơn về RAM, chúng tôi định nghĩa RAM như sau.
RAM là một trong những yếu tố quan trọng nhất của máy tính xếp sau bộ vi xử lý với tên gọi đầy đủ Random Access Memory. RAM được hiểu là bộ nhớ tạm của máy tính khi hoạt động giúp lưu trữ dữ liệu thông tin hiện hành cho CPU truy xuất và xử lý.
Vai trò của RAM?
RAM cho phép máy tính trích xuất dữ liệu để phản hồi các tác vụ
Như đã đề cập ở trên, RAM hoạt động như một “hộp chứa” của CPU. Cụ thể, khi bạn mở một ứng dụng thiết kế như Ps, Ai,… tất cả các dữ liệu liên quan sẽ được truyền từ ổ cứng vào RAM. Từ đây, CPU sẽ truy xuất và trích dữ liệu tương ứng với các tác vụ bạn thực hiện khi thiết kế.
Mối quan hệ giữa RAM và các máy tính cho designer
Máy tính đồ họa cần RAM càng cao càng tốt
Sau khi đã hiểu về RAM, hiểu về vai trò của bộ phận này trong máy, bạn đã hình dung được cách mà bộ phận này sẽ hoạt động trong những chiếc máy tính như thế nào. Là designer, bạn thường xuyên làm việc với rất nhiều tác vụ chồng chéo cùng lúc. Hãy tưởng tượng bạn vừa mở Photoshop chỉnh effect, vừa kéo chuột vẽ vector bên Ai, thỉnh thoảng mở 5,6 tab để tìm chất liệu thiết kế, download về rồi copy qua các ứng dụng để xử lý. Chưa kể trong quá trình làm việc còn mở một số ứng dụng “ngốn dung lượng khủng” như: Zalo, Skype,… Tất cả những công việc trên đều đẩy vào RAM và sau đó được CPU trích ra đề trả về kết quả cho một hành động của bạn.
Chính vì vậy ta có thể thấy, mối quan hệ giữa RAM và các máy tính của designer làm việc là cực kỳ mật thiết. Nói cách khác, RAM càng cao, chiếc máy tính của các nhà thiết kế càng làm việc hiệu quả và chạy mượt mà hơn, giảm nhiệt cho máy hiệu quả hơn. Bằng cách nắm được mối quan hệ này, khi mua máy mới bạn có thể ưu tiên chọn RAM có dung lượng cao hoặc nâng cấp RAM cho máy hiện nay để thiết kế hiệu quả hơn.
Cách chọn RAM phù hợp cho các dòng máy của designer
Tầm quan trọng của RAM trong các chiếc máy làm đồ họa là không thể phủ nhận. Kể cả laptop hay máy tính bàn, hay không phải là máy tính đồ họa, RAM vẫn là một trong những yếu tố cần xem xét đầu tiên khi chọn mua máy. Với các dòng máy cho designer, tùy vào đặc thù công việc thiết kế mà bạn sẽ có tiêu chuẩn RAM khác nhau.
Lấy ví dụ, với các designer thiết kế 2D bằng Ps hay Ai, chiếc máy có RAM từ 8GB trở lên là đã có thể làm việc được. Công việc chính của nhóm thiết kế này mặc dù vẫn có yếu tố đa tác phụ, thế nhưng các lớp layer cũng như vector hay các yếu tố thiết kế khác của họ không chiếm nhiều dung lượng nặng khi so sánh với đồ họa 3D hoặc cao hơn. Ngoài ra, một số yếu tố khác đi kèm với RAM như CPU, Card đồ họa, Thẻ SSD,… cũng sẽ hỗ trợ tăng cường sức mạnh cho máy. Chính vì vậy, RAM 8GB chính là hạn mức phổ thông của phân khúc máy tính làm đồ họa.
Mặt khác, các công việc thiết kế đồ họa 3D như: thiết kế nội thất, thiết kế mô hình máy móc công nghiệp, phối cảnh 3D,… sẽ có mức tiêu chuẩn RAM cao hơn là 16GB trở lên. Mặc dù đây là mức gợi ý nhưng đa phần các nhà thiết kế thuộc nhóm “hạng nặng” này thường trang bị RAM lên đến 32Gb trở lên để tránh được tối đa tình trạng mất file khi bị đứng máy, giật lag hoặc lỗi trong thiết kế. Bạn biết đây, các công trình thiết kế 3D rất phức tạp và nhiều chi tiết, nhà thiết kế nhất định phải được làm việc trên một không gian ít nhất là phải mượt mà, không bị giật, lag để cho ra được các ấn phẩm thiết kế hoàn thiện một cách chỉn chu nhất.
>> Kinh nghiệm hay để chọn laptop cho designer
Bằng cách am hiểu vững chắc về RAM, bạn sẽ đảm bảo mình sở hữu được một chiếc máy tính cho designer chuẩn nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.