Hình ảnh mọi người sử dụng tai nghe khi đi xe buýt, đi làm hay ngồi ở các quán nước đã không còn xa lạ. Mọi người thường đắm chìm vào thế giới bên trong tai nghe trong nhiều giờ, cũng chính là lý do dẫn tới việc đau tai. Bởi lẽ, để lấn át tiếng ồn bên ngoài, chúng ta thường sử dụng tai nghe với âm lượng cao. Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố khác khiến chúng ta bị đau tai khi đeo tai nghe, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến chúng ta bị đau tai. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), chúng ta nên áp dụng quy tắc 60/60, sử dụng tai nghe không quá 60% âm lượng và chỉ sử dụng liên tục trong 60 phút. Nếu sử dụng vượt mốc thời gian này, chúng ta sẽ dễ bị đau tai kèm theo những cơn nhức đầu. Vì vậy, bạn nên có khoảng thời gian cho tai nghỉ ngơi, khoảng 15-20 phút, sau đó bạn có thể tiếp tục. Nhiều bạn đeo tai nghe khi làm việc và quên tháo ra hoặc nghe nhạc để dễ ngủ sau đó ngủ quên dẫn đến đau tai. Tuy nhiên, đây là lời khuyên đối với những bạn có yếu tố công việc can thiệp, ngoài ra chúng ta nên để cho tai nghỉ ngơi tầm vài tiếng trở lên.
Đeo tai nghe khác với việc nghe nhạc với mức âm lượng lớn ở không gian rộng. Màng nhĩ chúng ta dễ bị tổn thương khi phải tiếp nhận 100% lượng âm thanh đi thẳng vào. Điều này gây ra việc đau tai, thậm chí căng thẳng thần kinh hay nguy hiểm hơn là gây lãng tai hoặc giảm thính lực. Ngoài ra, nó còn dẫn đến viêm tai. Biểu hiện viêm là thoái hóa sức nghe, nghe giảm dần so với âm thanh bên ngoài, khi nói chuyện thường yêu cầu đối tác nhắc lại… Còn đối với dạng tai nghe over-ear, mức độ nguy hiểm còn kinh khủng hơn
Đeo tai nghe là thói quen của nhiều người
Một nguyên nhân khác mà ít ai ngờ tới đó chính là phần chụp tai của tai nghe sẽ đè lên gọng kính, gọng kính thì đè lên vành tai của bạn gây đau nhức. Lời khuyên là những ai bị cận thì nên chuyển sang dạng in-ear cho thoải mái. Hoặc bạn có thể sử dụng dạng over-ear, loại này bao trùm toàn bộ vành tai của bạn.
Tai bị tổn thương đi đeo kính và tai nghe đè lên nhau
Sau một thời gian sử dụng, phần đệm lót của tai nghe thường bị bong tróc tả tơi, không được êm như lúc ban đầu. Điều đó khiến lớp đệm bị xù xị, mất đi độ êm ái nên vành tai bạn cũng bị ảnh hưởng theo. Chúng ta không còn cách nào khác ngoài việc mua tai nghe mới hoặc nếu ngân sách hạn hẹp, chúng ta có thể đổi đệm lót. Nếu bạn trung thành với loại tai nghe này, bạn nên chọn chất liệu được làm bằng nhung, vừa thoáng khí, vừa êm ái.
Đệm lót êm giảm đau cho tai
Nút tai nghe là bộ phận cốt lõi để giúp đôi tai được êm ái. Bạn nên chọn loại nút phù hợp với ống tai của bạn. Nếu nút tai nghe không tương thích, ống tai và cửa tai của bạn sẽ bị ê nhức.
Lực kẹp của chụp tai không phụ thuộc vào kích thước mà nó phụ thuộc vào phần vành trùm đầu. Vành trùm đầu cứng và ít độ đàn hồi, lực tác động lên tai càng lớn bao nhiêu thì bạn cảm thấy đau tai hơn bấy nhiêu. Để tránh đau tai, bạn nên nâng cấp hoặc thay đổi phần chụp tai. Bạn nên chọn phần chụp to đủ để bao phủ cả tai bạn, tránh lực đè lên tai. Dạng này là over-ear. Hoặc bạn có thể thay đổi phần vành khung chụp đầu tai nghe để dễ dàng điều chỉnh kích thước tai nghe. Khi mua tai nghe, bạn nên để ý kĩ và chọn loại phù hợp với vành tai của mình, tốt nhất là chọn loại có thể điều chỉnh phần vành tùy độ rộng hẹp, và có độ đàn hồi tốt.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm loại open-ear đến từ nhà Shokz. Với chất liệu làm từ silicone và trọng lượng nhẹ nhất trong các dòng (chỉ 26g), Open-Run là một trong những dòng bán chạy nhất trên website của Shokz. Tính năng sạc nhanh, chống bụi kháng nước chỉ số IP67, lỗ sóng âm đặt nghiêng 30 độ so với thái dương giúp âm bass tới xương tốt hơn, âm lượng phát ra ít độ rung hơn là những gì mà Open-Run mang lại cho bạn.
Tai nghe Open- Run ( dòng cho chạy bộ )
Đôi tai của chúng ta cũng cần được nâng niu và bảo vệ. Bên cạnh kiểu dáng, thương hiệu, bạn hãy chú ý đến yếu tố bảo vệ đôi tai mình không bị tổn thương bạn nhé. Hy vọng với bài viết này, bạn có thể tìm được giải pháp cho việc đau tai khi đeo tai nghe mình!
>>> Xem thêm: 4 bước xử lý khi bị đau tai khi đeo tai nghe
Việc sử dụng tai nghe để nghe nhạc giải trí trong khi chạy bộ là một giải pháp giúp giảm…
Hiện nay, việc luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng đã…
Thiết bị nghe nhạc là người bạn đồng hành khi chạy bộ. Hiện nay các nhà sản xuất đã cho…
Tai nghe đã dần trở thành một thiết bị thưởng thức âm nhạc giải trí, có thể mang đến những…
Khái niệm “tai nghe truyền âm thanh qua xương” ở thị trường nước ta vẫn còn khá mới. Đây là…
Nhờ sự phát triển của xã hội hiện nay mà các ngành khoa học kỹ thuật đã bước đến một…